Cuộc chiến mở rộng của doanh nghiệp tôn, thép đang thế nào?

Rate this post

Sau giai đoạn thuận lợi 2015-2017, hàng loạt doanh nghiệp ngành thép bước vào cuộc đua mở rộng nhằm gia tăng thị phần. Tuy nhiên, chính lúc các doanh nghiệp hăng say với kế hoạch mở rộng thì bối cảnh ngành kém thuận lợi đã khiến một vài doanh nghiệp thu hẹp sản xuất.

Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), sản xuất các sản phẩm thép năm 2018 đạt 24,2 triệu tấn, tăng 14,9% so với cả năm 2017; bán hàng đạt 21,7 triệu tấn, tăng 20,9%. Trong đó, xuất khẩu đạt 4,7 triệu tấn, tăng 26,6%. Loại trừ tăng trưởng của HRC thì sản xuất và bàn hàng thép thành phẩm các loại chỉ tăng lần lượt 5% và 10%.

Đến 7 tháng đầu năm nay đà tăng của ngành thép vẫn được duy trì khi sản xuất đạt 14,7 triệu tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ 2018; bán hàng đạt 13,7 triệu tấn, tăng 10%; xuất khẩu thép 2,8 triệu tấn, tăng 4,8%.

Tuy nhiên, việc giá nguyên vật liệu như quặng sắt, thép phế liệu, phôi thép… có xu hướng tăng giá so với năm 2017. Đồng thời, xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu và cạnh tranh gay gắt thị trường trong nước khiến các doanh nghiệp ngành thép bị suy giảm lợi nhuận dù doanh thu vẫn tăng.

Hoa Sen, Nam Kim nối đuôi nhau thu hẹp

Năm 2017, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG ) có chiến lược mở ít nhất 1.000 cửa hàng giai đoạn 2018-2021 phủ sóng khắp cả nước nhằm tăng thị phần và đầu tư siêu dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận với tổng vốn đăng ký 10,6 tỷ USD với công suất 16 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2019 cho biết năm 2018 mở chưa tới 100 cửa hàng và đến cuối năm mới có 500 cửa hàng. Cùng với đó, dự án Cà Ná không thể triển khai.

Không những chiến lược mở rộng gặp khó, Hoa Sen còn vấp phải tình trạng mất cân đối tài chính, dư nợ quá lớn bào mòn lợi nhuận. Do vậy, công ty đã phải tái cấu trúc hệ thống phân phối, gom tất cả các chi nhánh về còn một chi nhánh/tỉnh, bán dần các cửa hàng. Mục tiêu chính của công ty thời gian qua chuyển từ mở rộng gia tăng thị phần sang quản lý hàng tồn kho, công nợ, giảm chi phí nhằm tối ưu nguồn lực hoạt động. Tính đến 30/6, Hoa Sen đã giảm được hơn 3.000 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và thu gọn gần 100 chi nhánh so với thời điểm 1/10/2018.

Năm tài chính 2018 (từ 1/10/2017 đến 30/9/2018), Hoa Sen ghi nhận doanh thu tăng 31% nhưng lợi nhuận ròng giảm mạnh gần 70% xuống 409 tỷ đồng. 9 tháng năm nay (1/10/2018-30/6/2019) doanh thu thuần giảm 16% và lợi nhuận sau thuế giảm 46% về mức 21.684 tỷ và 277 tỷ đồng.

Cuộc chiến mở rộng của doanh nghiệp tôn, thép đang thế nào? - Ảnh 1.
Hotline: 0972.939.830
Gọi điện ngay
Chat zalo